XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU, LÀM THẾ NÀO CHO ĐỦ?

Xây dựng thương hiệu là cụm từ mà chắc chắn các chủ doanh nghiệp đều đã nghe qua và có nhận thức ít nhiều về công việc này. Tuy nhiên, thực tế để có nhận thức đầy đủ và thực sự coi trọng vấn đề này thì không nhiều doanh nghiệp làm được, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ – nơi đang phải vật lộn với cuộc chiến sinh tồn và phát triển.

xây dựng thương hiệu phụ thuộc vào nhận thức của chủ doanh nghiệp

Xây dựng thương hiệu là gì và vì sao nó lại cần thiết

Hàng trăm năm trước, khi chưa xuất hiện các lý thuyết về xây dựng thương hiệu, những người kinh doanh buôn bán đã biết việc giữ chữ tín, mời chào đon đả khách hàng là việc rất quan trọng. Thực ra, nó chính là những điều cơ bản của xây dựng thương hiệu, tuy chưa cần xây dựng thành những lý thuyết rõ ràng, con người đều đã biết đến và thực hiện nó ở các mức độ nhất định.

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của tri thức, đặc biệt là mức độ cạnh tranh khốc liệt hơn rất nhiều so với xa xưa, điều này khiến các doanh nghiệp phải hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về xây dựng thương hiệu, cùng với đó là chiến lược thực thi một cách nghiêm túc, bài bản. Không có thương hiệu doanh nghiệp sẽ nhanh chóng bị đào thải khỏi thị trường, sẽ liên tục phải tìm kiếm khách hàng mới mà không có hoặc rất ít khách hàng cũ quay lại. Không có thương hiệu, sẽ không ai nhớ đến doanh nghiệp, nhớ đến sản phẩm, doanh nghiệp mãi chỉ là nơi “ghé tạm” của người tiêu dùng mà không để lại chút ấn tượng gì.

xây dựng thương hiệu là tạo dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng

Vậy xây dựng thương hiệu chính là việc làm của doanh nghiệp để tạo ra những khái niệm, hình ảnh, ấn tượng tốt trong trí não của người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ của chính doanh nghiệp mình. Qua thời gian, xây dựng thương hiệu giúp người tiêu dùng định hình, phân biệt một doanh nghiệp với rất nhiều doanh nghiệp khác cùng ngành và phân khúc.

Xây dựng thương hiệu vừa khó, cũng vừa dễ

Như đã phân tích ở trên, chúng ta cần khẳng định với nhau rằng xây dựng thương hiệu là việc làm bắt buộc, không còn cách nào khác. Rõ ràng nó khó khi doanh nghiệp cần làm người tiêu dùng nhận ra mình trong hàng trăm nghìn doanh nghiệp khác, giữa tình trạng bội thực thông tin mà mỗi người đang phải tiếp nhận từ các phương tiện truyền thông hàng ngày. Nói cách khác, doanh nghiệp cần tạo ra sự khác biệt về thương hiệu, để doanh nghiệp của mình khó bị lẫn lộn với các doanh nghiệp khác.

Chẳng hạn, trong ngành ô tô, nhắc đến Honda là chúng ta nghĩ đến sự bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu; KIA là phong cách trẻ trung, khỏe khoắn; Volvo là các tính năng an toàn luôn được đề cao,…Hay như ngành sữa, nhắc đến Vinamilk là nhắc đến thương hiệu lâu đời nhất Việt Nam; TH true Milk là sữa sạch,…Những thương hiệu lớn, doanh nghiệp mạnh với nguồn lực dồi dào luôn biết cách để xây dựng sự khác biệt thương hiệu đó. 

Còn đại đa số doanh nghiệp thì sao? phải thẳng thắn nhìn nhận là các thương hiệu mà các doanh nghiệp tạo nên chưa thật sự rõ nét để người tiêu dùng có thể dễ dàng phân biệt, Các tính năng sản phẩm chưa có gì nổi trội, chất lượng dịch vụ cũng chưa có gì khác biệt, đây là tình trạng của đại đa số doanh nghiệp hiện nay.

Nhưng có phải các doanh nghiệp lớn đã có ngay sự khác biệt thương hiệu từ những ngày đầu thành lập? Không. Họ cũng phải xây dựng thương hiệu từ từ, dần dần, qua hàng chục năm mới có được những thương hiệu “đi vào não bộ” người tiêu dùng như hiện nay. Nhìn vào khía cạnh này, chúng ta mới thấy việc xây dựng thương hiệu cũng không khó mà nó thật đơn giản. 

tạo điểm khách biệt trong xây dựng thương hiệu

Đơn giản vì chúng ta chỉ cần hiểu tầm quan trọng, có chiến lược xây dựng thương hiệu nhất quán và kiên trì theo đuổi nó đến cùng, đi từng bước chậm rãi mà chắc chắn thì đến một ngày thương hiệu của chúng ta sẽ có được sự khác biệt trong tâm trí người tiêu dùng. Khác biệt không cần rõ nét, đặc biệt như những thương hiệu lớn đã làm được mà đôi khi chỉ là những cái rất nhỏ như một nụ cười tươi rói của nhân viên, hay sự tỉ mỉ của đội ngũ thiết kế,…cũng có tác dụng lớn lao – đó làm làm người tiêu dùng, khách hàng ghi nhớ.

Thực trạng xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp

Doanh nghiệp không quan tâm đến xây dựng thương hiệu. Đây là những doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp sinh ra với mục tiêu kinh doanh chớp nhoáng, “hớt váng” – liên tục đổi sản phẩm, dịch vụ theo xu thế mới của thị trường. Đặc trưng tư duy của chủ doanh nghiệp này là lợi nhuận trước mắt là thứ quan trọng nhất còn tất cả các thứ khác không quan trọng. 

Họ thường không có bộ nhận diện thương hiệu, không có khái niệm chăm sóc khách hàng, sẵn sàng hơn thua với khách hàng khi lợi ích bị uy hiếp và đương nhiên là không hề có chiến lược gì về xây dựng thương hiệu. Những doanh nghiệp này sẽ luôn là nơi để khách hàng mới trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm nhưng khách hàng “một đi không trở lại”. Và rồi đến một ngày khi không còn ai trải nghiệm dịch vụ nữa, doanh nghiệp sẽ biến mất khỏi thị trường khi nào không hay.

Doanh nghiệp có nhận thức nhưng hời hợt trong xây dựng thương hiệu. Ở dạng này, chủ doanh nghiệp đã có những hiểu biết, kiến thức nhất định về xây dựng thương hiệu, nhưng còn đang băn khoăn nên làm lúc nào, làm trước hay làm sau, làm to hay làm nhỏ. Do chưa thấy rõ tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu nên chủ doanh nghiệp vẫn muốn ưu tiên những công tác mang lại hiệu quả tức thì như bán hàng, quảng cáo hơn. 

Cũng có thể, chủ doanh nghiệp còn đang rối bời với quy trình vận hành, quản lý dòng tiền và nhiều vấn đề khác của doanh nghiệp mà quên mất nhiệm vụ xây dựng thương hiệu. Những doanh nghiệp ở dạng này cũng đã chú trọng việc giữ uy tín, có quan tâm nhất định đến phản hồi của khách hàng nhưng các hành động còn tự phát, chưa có chiến lược cụ thể và đặc biệt là không nhất quán và kiên trì. Họ vẫn sẽ tồn tại nhưng nếu không sớm nhận thức đầy đủ về xây dựng thương hiệu, họ sẽ sớm bị các đối thủ vượt mặt và bỏ xa trên thị trường.

xây dựng thương hiệu không có cần đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có nhận thức đầy đủ về xây dựng thương hiệu. Chủ doanh nghiệp hiểu rõ sự quan trọng của công việc xây dựng thương hiệu nên đã có một chiến lược cho việc này ngay từ khi doanh nghiệp, thương hiệu bắt đầu hình thành, đây chính là đặc trưng cho dạng doanh nghiệp này. Sự chỉn chu, nhất quán, chi tiết giữa kế hoạch và hành động trong xây dựng thương hiệu là điều luôn được lưu tâm trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Với cách xây dựng thương hiệu bài bản và kiên trì, chắc chắn họ sẽ là đối thủ đáng gờm trong ngành của mình và sẽ sớm xây dựng được một tệp khách hàng cho riêng mình trong thị trường mà lòng trung thành của khách hàng là một điều thật xa xỉ.

>>> SEO web – câu chuyện muôn thuở của doanh nghiệp

Tạm kết về xây dựng thương hiệu

Việc thành công của công việc xây dựng thương hiệu không được quyết định bởi nguồn lực của doanh nghiệp mà nó quyết định bởi sự nhận thức của chủ doanh nghiệp đó. Chủ doanh nghiệp cần hiểu rằng việc này là việc bắt buộc phải làm và phải làm ngay, làm nghiêm túc, chậm rãi nhưng kiên trì. Xây dựng thương hiệu không có làm trước hay làm sau, làm to hay làm nhỏ mà nó cần được đồng hành cùng sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp 

Nếu doanh nghiệp không có thương hiệu hay có thương hiệu nhưng nhạt nhòa thì doanh nghiệp đó khó có thể tồn tại trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Vì thế doanh nghiệp hãy xây dựng thương hiệu ngay hôm nay, tùy theo sức của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *