KINH NGHIỆM HỢP TÁC KINH DOANH – CÓ NÊN LÀM CÙNG NGƯỜI THÂN?

Nền tảng của việc hợp tác kinh doanh là mối quan hệ của các founder (nhà sáng lập) trong công việc. Chính vì lẽ đó, không ít nhóm bạn thân, anh em họ hàng, đôi khi là anh chị em ruột cùng hợp tác kinh doanh. Với logic là trước khi kinh doanh đang có mối quan hệ thân thiết, đã thấu hiểu tin tưởng nhau thì khi hợp tác kinh doanh chắc chắn mọi chuyện sẽ đơn giản rất nhiều so với hợp tác cùng người lạ.

mối quan hệ thân thiết khi hợp tác kinh doanh

Nhưng sự thật lại không giống logic. Trước lúc kinh doanh, có thể là anh em, bạn bè thân thiết nhưng khi bước vào kinh doanh mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn, kết cục sớm “chia hành lý”, đường ai nấy đi là kết quả thường thấy cho sự hợp tác kiểu này. Vậy có nên hợp tác kinh doanh với người thân không? đây là một câu hỏi thường trực mà rất nhiều người đã đặt ra trước khi bắt đầu. Câu trả lời là vừa có nhưng cũng vừa không, cụ thể như nào chúng ta cùng phân tích.

Nên hợp tác kinh doanh

Khi bạn bỏ vốn hoàn toàn và các thành viên thân thiết khác tham gia job với vai trò làm thuê hoặc tư vấn cho bạn. Hoặc họ chỉ góp vốn, tin tưởng bạn, tham gia với vai trò nhà đầu tư. Hai trường hợp này, bạn có thể hợp tác. Bạn vẫn là người đưa ra quyết định cuối cùng cho job của bạn và đương nhiên bạn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những quyết định đó, những người bạn bè anh em thì tin tưởng bạn tuyệt đối.

hợp tác kinh doanh tốt đẹp giữa các người thân

Khi vai trò của những người tham gia được rõ ràng và việc điều hành tập trung cho 1 người thì sự hợp tác sẽ có cơ hội bền vững, dài lâu. Bạn được toàn quyền xây dựng đứa con tinh thần của mình, còn những người khác sẽ nhận được lợi ích của các nhà đầu tư. Nếu sau một thời gian, bạn không chứng tỏ được năng lực của mình thì những người bạn, anh, em – các chủ đầu tư sẽ không còn lý do hợp tác cùng bạn nữa. Đó là sự rõ ràng cần thiết cho cả 2 bên trước khi đi vào hợp tác kinh doanh.

Không nên hợp tác kinh doanh

Nếu bạn hùn vốn cùng với một vài người bạn thân hay anh em, và cùng tham gia điều hành job, thì sự hợp tác này báo hiệu “sự chia ly” rất cao. Khi không xác định mình chỉ ở vai trò nhà đầu tư, thì ai bỏ vốn ra cũng muốn mình có tiếng nói trong việc điều hành. Mình bỏ vốn mà không được quyết việc gì, tất cả phải nghe người khác. Quan điểm đúng sai, tốt xấu khi đưa ra quyết định chắc chắn sẽ có không ít bất đồng, điều này chính là mầm mống của sự tan rã.

bất đồng khi hợp tác kinh doanh giữa người thân

Phân biệt rạch ròi giữa góp vốn và điều hành, chọn 1 trong 2 chứ đừng tham gia cả hai, đây chính là nguyên tắc để mang đến sự hợp tác bền vững. Ngoài ra, nó cũng giúp không vì chuyện hợp tác kinh doanh mà mất đi tình bạn, tình thân bao nhiêu năm vun đắp. Bạn cần hiểu rõ, trên tàu chỉ có duy nhất 1 thuyền trưởng, nó là điều kiện cần để tàu chạy đã, còn về đúng bến bờ hay không chưa nói đến.

Điều tốt nhất khi hợp tác kinh doanh với người thân

Thực tế, câu chuyện góp vốn như một nhà đầu tư cũng không hề đơn giản vì cần sự tin tưởng nhau tuyệt đối, cùng với đó là khả năng đánh giá dự án kinh doanh, cũng như chấp nhận rủi ro cao khi có thể mất hết tiền đầu tư nếu làm ăn thua lỗ. Thế nên, nếu được, tốt nhất bạn hãy kinh doanh 1 mình, không chung vốn với người thân. Bạn sẽ được chủ động hoàn toàn trong việc kiến tạo đứa con tinh thần của mình, điều đó thật tuyệt vời. Tuyệt vời hơn là bạn sẽ không bị sứt mẻ tình cảm của những người thân thiết vì bất đồng, mâu thuẫn trong hợp tác kinh doanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *