Một thương hiệu mạnh đồng nghĩa với việc có được sự tin yêu của nhiều người tiêu dùng, từ đó giúp doanh nghiệp xây dựng được vị thế vững vàng trên thị trường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu, họ vẫn chỉ tập trung vào lợi ích ngắn hạn trước mắt đó là kiếm được nhiều đơn hàng. Điều này xuất phát từ việc coi nhẹ việc xây dựng thương hiệu hoặc đánh giá thương hiệu chưa chính xác.
Không cần đầu tư cho làm thương hiệu hoặc tự đánh giá thương hiệu của mình đã mạnh trong ngành, là những biểu hiện dễ thấy của các doanh nghiệp dạng này. Về lâu dài, việc chủ quan này sẽ mang đến những hậu quả khôn lường, nó sẽ làm doanh nghiệp dần yếu đi rồi sụp đổ lúc nào không hay. Muốn không xảy ra điều này, không còn cách nào khác là biết cách đánh giá thương hiệu một cách khách quan nhất và tránh những nhận thức sai lầm trong việc đánh giá thương hiệu này.
Doanh nghiệp tự đánh giá thương hiệu của mình
Chủ doanh nghiệp tự đánh giá thương hiệu của mình là một sai lầm phổ biến nhất. Từ thâm niên trong ngành, chủ doanh nghiệp đã vội vàng đánh giá thương hiệu của mình đã ổn, chỉ cần tập trung vào việc tìm kiếm khách hàng trực tiếp. Nhưng thực tế, bản thân những khách hàng của doanh nghiệp cũng không nhớ tên thương hiệu là gì, có đặc điểm gì mà chỉ nhớ tên nhân viên bán hàng.
Trường hợp này, doanh nghiệp đã có một sai lầm căn bản và nghiêm trọng trong tư duy đánh giá thương hiệu. Đó là, giá trị thương hiệu phải xuất phát trong nhận thức của người tiêu dùng, chứ không thể là nhận thức của chủ doanh nghiệp hoặc các nhân sự trong doanh nghiệp. Những số liệu khảo sát người tiêu dùng về nhận thức thương hiệu mới là phương pháp đánh giá thương hiệu chính xác và khoa học nhất.
Đi tìm đúng sai trong việc đánh giá thương thương hiệu
Thay vì tập trung, nỗ lực xây dựng một hình ảnh tích cực trong tâm trí người tiêu dùng, mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm tốt nhất, doanh nghiệp lại cố gắng tìm điểm đúng sai trong đánh giá thương hiệu.
Doanh nghiệp tìm cách biện minh cho các việc làm chưa tốt dẫn đến ảnh hưởng xấu đến thương hiệu, họ cho rằng người tiêu dùng đang có cái nhìn quá khắt khe hoặc thiếu khách quan, thực chất thương hiệu của họ rất tốt. Đây chính là một sai lầm khác trong việc đánh giá thương hiệu mà các doanh nghiệp hay mắc phải.
Hãy ghi nhớ, đánh giá thương hiệu là nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu chứ không phải nhận thức của chủ doanh nghiệp hay nhân sự doanh nghiệp về thương hiệu đó. Vì thế, việc của doanh nghiệp là làm thế nào để người tiêu dùng, khách hàng có ấn tượng tích cực về thương hiệu, chứ không phải đi tìm đúng sai hay tranh luận với người tiêu dùng.
Sự việc lớn, nhưng nếu doanh nghiệp xử lý khéo léo, tận tâm, khách hàng vẫn có cái nhìn thiện cảm với thương hiệu và đương nhiên có nhận thức tích cực về thương hiệu đó. Ngược lại, sự việc nhỏ nhưng doanh nghiệp thiếu trách nhiệm trong xử lý, thái độ làm việc thiếu cầu thị, chắc chắn sẽ để lại ấn tượng xấu trong nhận thức của khách hàng về thương hiệu.
Tóm lại, nhận thức của người tiêu dùng mới mang đến đánh giá thương hiệu khách quan nhất, đánh giá sẽ không đến từ nhận thức của nhân sự nội bộ doanh nghiệp.
Nhầm lẫn giữa nhận biết và nhận thức thương hiệu
Trong quá trình đánh giá thương hiệu, nhiều doanh nghiệp cũng dễ nhầm lẫn giữa khái niệm nhận biết thương hiệu và nhận thức thương hiệu. Nhận biết chỉ là giai đoạn mở đầu trong chuỗi nhận thức thương hiệu của người tiêu dùng, quá trình này bị chi phối chủ yếu bởi bộ nhận diện thương hiệu và các chiến dịch truyền thông, quảng bá của doanh nghiệp.
Còn nhận thức thương hiệu là quá trình sau khi đã có trải nghiệm về sản phẩm, dịch vụ. Khách hàng đã có trải nghiệm lần đầu tiên hoặc một vài lần trải nghiệm, qua đó họ đã có những đánh giá và ấn tượng riêng của mình về thương hiệu. Quá trình này sẽ bị chi phối bởi chất lượng dịch vụ sản phẩm, hành trình trải nghiệm của khách hàng, chứ không còn nằm ở quảng bá truyền thông nữa.
Chính sự nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này dẫn đến việc doanh nghiệp chỉ tập trung vào truyền thông, quảng bá mà ít quan tâm đến vấn đề cốt lõi quan trọng hơn đó là trải nghiệm của khách hàng về dịch vụ sản phẩm. Doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc làm sao để người tiêu dùng nhận biết được thương hiệu, có ấn tượng trong tâm trí mà không quan tâm đến việc luôn phải tối ưu dịch vụ sản phẩm ngàng càng tốt hơn.
Chỉ có một trải nghiệm tốt mới mang đến một đánh giá thương hiệu tích cực. Vì thế, hãy tập trung nguồn lực vào vấn đề mấu chốt này chứ đừng chỉ quan tâm đến vấn đề nhận biết thương hiệu bề ngoài.
Bỏ qua lòng trung thành thương hiệu
Có được khách hàng đã khó, giữ được khách hàng còn khó hơn, đây là chân lý không cần bàn cãi trong kinh doanh. Tuy nhiên, có không ít chủ doanh nghiệp lại quên mất điều này, sau nhiều năm phát triển vẫn lấy khách hàng mới làm động lực tăng trưởng. Họ chưa nhận thức được việc đánh giá thương hiệu mạnh hay yếu, phụ thuộc rất lớn vào khả năng giữ chân khách hàng cũ của doanh nghiệp, hay nói cách khác là khả năng tạo được lòng trung thành thương hiệu cho khách hàng.
Thương hiệu muốn phát triển bền vững, không cách nào khác là có một tệp khách hàng cũ đông đảo. Muốn vậy, ngoài việc tiếp tục tối ưu hành trình khách hàng, doanh nghiệp cần phải đưa ra được một lý do rõ ràng về việc: vì sao khách hàng nên mua hàng của thương hiệu và sử dụng các sản phẩm của thương hiệu trọn đời.
Lúc này, ngoài sản phẩm dịch vụ tuyệt vời, mang đến những lợi ích rõ ràng cho khách hàng, doanh nghiệp cần có một câu chuyện thương hiệu xuất sắc để có thể chạm đến cảm xúc của khách hàng, một câu chuyện nói lên được sứ mệnh cao cả của doanh nghiệp cho sự phát triển, lợi ích chung của cộng đồng.
Như vậy, lòng trung thành thương hiệu chính là một tiêu chí, trọng số trong việc đánh giá thương hiệu. Đây cũng chính là giai đoạn cuối cùng trong cả quá trình nhận thức thương hiệu của người tiêu dùng, vì thế doanh nghiệp cần phân bổ nguồn lực cho nhiệm vụ này một cách xứng đáng.
>> Xêm thêm : Khi nào doanh nghiệp thực sự cần một câu chuyện thương hiệu