VỐN KHỞI NGHIỆP CÓ PHẢI YẾU TỐ QUAN TRỌNG NHẤT ?

Nhiều người khởi nghiệp than khó, không làm được vì thiếu vốn, không scale up được cũng vì thiếu vốn, không duy trì được sự cạnh tranh trên thị trường…vấn đề lại là vốn. Lại có những người nghĩ lớn làm lớn, triển khai job khởi nghiệp lớn ngay từ những bước đi đầu tiên nên cũng cần nhiều vốn để có thể triển khai. 

Vậy thiếu vốn khởi nghiệp có phải là lý do mấu chốt dẫn đến thất bại ? Vốn liệu có phải yếu tố quan trọng nhất khi triển khai job khởi nghiệp. Chúng ta hãy đi tìm câu trả lời nhé

Vai trò của vốn khởi nghiệp khi bắt đầu

Vốn khởi nghiệp là yếu tố cần để chúng ta có thể bắt tay triển khai việc kinh doanh. Từ khi họp bàn, lập kế hoạch đã cần một vị trí ngồi để các founder có thể dễ dàng trao đổi và phương án đơn giản, tối ưu nhất là ra quán cafe cũng cần có tiền, dù không nhiều. Nhưng nếu muốn có chỗ ngồi ổn định, yên tĩnh hơn trong thời gian dài để tập trung cho công việc thì khoản chi phí này cũng không hề ít.

Hết khâu lên kế hoạch, đến khâu triển khai, lúc này mới thực sự cần đến vốn khởi nghiệp. Chi phí sản xuất, thuê cửa hàng, xưởng, kho bãi, thuê nhân viên, rồi chi phí tiếp thị, các chi phí thành lập duy trì doanh nghiệp,…vân vân và mây mây có rất nhiều chi phí khác nữa mà không thể kể hết ra được.

vốn khởi nghiệp

Trong các chi phí mà cần có vốn khởi nghiệp, chi phí để duy trì cuộc sống cho đội ngũ founder là cái cực kỳ quan trọng nhưng lại hay bị lãng quên vì hầu như các nhà khởi nghiệp bỏ tiền túi của mình ra để chi trả khoản này. Họ quên mất rằng, chi phí này phải được liệt kê vào tổng chi phí đầu tư, hay trong khi lập kế hoạch kinh doanh, chi phí này cần được dự trù để chuẩn bị vốn khởi nghiệp.

Nói như vậy để thấy rằng, vốn có vai trò rất quan trọng khi khởi nghiệp kinh doanh. Việc có kế hoạch về vốn khởi nghiệp là một nhiệm vụ bắt buộc đối với các nhà khởi nghiệp nếu không muốn nhanh chóng “chia hành lý”. Có sự chuẩn bị tốt về vốn, các founder sẽ bớt đi một mối lo, có được sự chủ động khi triển khai công việc. Ngược lại, chuẩn bị không tốt, không chi tiết, job khởi nghiệp sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng rối loạn.

Có thể khẳng định một lần nữa, nếu không có vốn khởi nghiệp sẽ không có những job kinh doanh thành công. Triển khai một job khởi nghiệp theo dạng “tay không bắt giặc”- gần như không cần bỏ vốn mà vẫn đem lại thành quả là một điều không tưởng. Nhưng..có rất nhiều vốn (hơn kế hoạch ban đầu) có tăng khả năng thành công cho job khởi nghiệp hay không? đây lại là một vấn đề khác.

Vốn ít có khởi nghiệp được không

Vốn ít, không đủ để triển khai job kinh doanh là tình trạng nhiều người gặp phải khi khởi nghiệp. Trong tình huống này, chỉ có 2 giải pháp để giải quyết, đó là: huy động vốn như đi vay, tìm kiếm đầu tư từ người thân quen, tổ chức, các quỹ đầu tư,…Hoặc chuyển hướng kinh doanh khác, hay tinh gọn lại bộ máy cũng như quy trình để cần vốn khởi nghiệp ít hơn.

Ở cách thứ nhất, đi vay hoặc tìm kiếm nhà đầu tư. Cầm cố tài sản để đi vay tiền đầu tư vào job khởi nghiệp là một phương án thông dụng nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cao. Ai cũng biết, khởi nghiệp tỷ lệ thành công khá thấp, đặc biệt là rất thấp khi khởi nghiệp lần đầu. Vậy nếu thất bại, đồng nghĩa với việc tài sản cầm cố của bạn sẽ mất hết, việc này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của những người thân.

Chính vì thế, phương án tìm những nhà đầu tư có lẽ sẽ an toàn hơn. Tuy nhiên, để có được vốn khởi nghiệp từ những nhà đầu tư cá nhân, tổ chức này, bạn cần có một kế hoạch thật chi tiết và quan trọng nhất là thể hiện được tiềm năng, lộ trình tăng trưởng, cũng như các lợi ích mà các nhà đầu tư sẽ nhận được. Có như vậy, bạn mới có thể thuyết phục được họ rót tiền.

vốn khởi nghiệp ít

Ở cách thứ hai, tinh gọn lại bộ máy hoặc chuyển hướng kinh doanh khác. Nghe có vẻ khó khăn nhưng cách này lại là cách làm khả thi và phù hợp hơn cho các founder. Thay vì chúng ta sản xuất ồ ạt hoặc triển khai với quy mô lớn ngay từ đầu, bạn có thể chọn những sản phẩm dịch vụ xuất sắc nhất của mình để đưa vào thị trường, cùng với đó là số lượng nhỏ và nghe ngóng thị trường phản hồi. 

Sau đó dần tối ưu, chỉnh sửa sản phẩm sao cho ngày càng phù hợp với người tiêu dùng. Với cách làm như vậy, chắc chắn vốn khởi nghiệp bạn cần sẽ ít đi đáng kể so với kế hoạch ban đầu. Nếu không thể tinh gọn hơn được nữa, chuyển hướng kinh doanh khác để phù hợp với vốn khởi nghiệp cũng không phải một lựa chọn tồi tuy sẽ làm bạn mất nhiều công sức để lên một kế hoạch lại từ đầu.

Vốn nhiều có chắc thắng khi khởi nghiệp

Nguồn vốn khởi nghiệp dồi dào rõ ràng là một lợi thế không nhỏ khi bắt đầu kinh doanh. Nó giúp chúng ta nâng cao được tính cạnh tranh, dễ dàng mở rộng quy mô và quan trọng là có thể duy trì hoạt động doanh nghiệp trong khoảng thời gian dài ở điều kiện khó khăn chung của thị trường. Đến thời điểm các đối thủ không thể tiếp tục chống chịu áp lực tài chính, chấp nhận rời bỏ cuộc chơi, bạn sẽ mặc nhiên trở thành người chiến thắng.

Tuy nhiên, có một khoản vốn khởi nghiệp lớn trong tay khiến các nhà khởi nghiệp mắc phải sai lầm đốt tiền để dành thị phần. Sai lầm này thường thể hiện qua việc tăng trưởng nóng, mở rộng kinh doanh ồ ạt để đánh chiếm thị phần mà chưa quan tâm đến lợi nhuận. Thoạt đầu, cách triển khai này khiến mọi người cảm thấy thương hiệu đang chiếm lĩnh thị trường khi đâu đâu cũng thấy hiện diện.

Pharmacity là một case study điển hình. Với nguồn vốn khởi nghiệp dồi dào từ các quỹ đầu tư nước ngoài, thương hiệu bán lẻ dược phẩm này đã từng sử dụng chiến lược tăng trưởng số lượng cửa hàng nhằm nhanh chóng phủ thương hiệu ở 2 thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh và áp đảo các đối thủ. 

Pharmacity đã nhanh chóng đạt mốc 1000 cửa hàng vào đầu năm 2022. Nhưng cùng với chiến lược ồ ạt mở cửa hàng này là bài toán duy trì lợi nhuận trên mỗi vị trí. Có nhiều người từng trải nghiệm đã than phiền, nhân viên của Pharmacity không có hiểu biết về dược phẩm và các loại thuốc nên không tư vấn được các kiến thức cơ bản cho khách hàng. 

vốn khởi nghiệp nhiều có chắc thắng

Số lượng tăng trưởng nóng sẽ làm cho chất lượng không đảm bảo, đó là một quy luật tất yếu. Đây có thể là một phần nguyên nhân dẫn đến việc nhiều nhà thuốc của Pharmacity không thu hút được khách hàng, kinh doanh không hiệu quả.

Và rồi Pharmacity cũng đã phải nhìn nhận lại chiến lược phủ thương hiệu thần tốc của mình, khi không thể “gồng lỗ” để duy trì số lượng cửa hàng rất lớn mà hiệu quả thấp. Gần đây, họ đã phải tái cơ cấu, cắt bớt những cửa hàng kinh doanh không hiệu quả, số lượng nhà thuốc chỉ còn lại gần 900, cách rất xa mục tiêu ban đầu là đạt 5000 cửa hàng trong năm 2025.

Như vậy, chúng ta thấy, vốn khởi nghiệp nhiều mà chiến lược không đúng đắn, điều hành không tốt, job khởi nghiệp vẫn có thể rơi vào tình cảnh khó khăn, đôi khi còn phải đóng cửa. Chiến lược đốt tiền dành thị phần chỉ đúng với một số ít lĩnh vực và ở một số thời điểm nhất định, chứ nó không phải một chiến lược đúng đắn, khôn ngoan cho mọi ngành hàng. Do đó, vốn khởi nghiệp dồi dào mà không sử dụng đúng cách, đôi khi còn mang đến những kết quả tiêu cực và đẩy nhanh tốc độ tốc độ thất bại cua job khởi nghiệp.

Vậy điều quan trọng nhất khi khởi nghiệp là…

Điều quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến thành bại của job kinh doanh khởi nghiệp phải là chiến lược và tư duy kinh doanh, chứ không phải là vốn khởi nghiệp. Không có vốn khởi nghiệp, bạn có thể đi vay hoặc huy động đầu tư hoặc cũng có thể tin gọn lại kế hoạch, nhưng không có tư duy, chiến lược đúng đắn thì bạn không thể mượn hay nhờ ai làm giúp mình. 

Kinh doanh không có công thức thành công, có thể bạn nghe tư vấn của nhiều người có kinh nghiệm nhưng cũng chưa chắc đã nhập tâm và làm theo được, mà bạn cần có một tư duy đúng đắn trước, từ đó mới có thể tiếp nhận được những kiến thức phù hợp.

vốn khởi nghiệp không phải điều quan trọng nhất

Vì vậy, đừng kêu than khi không có vốn khởi nghiệp hay phải cần nhiều tiền mới có thể khởi nghiệp kinh doanh, đó là suy nghĩ sai lầm. Bạn hãy bắt đầu triển khai từ một mô hình nhỏ, theo dõi phản hồi người tiêu dùng, sau đó dần tối ưu để con tàu đi đúng hướng. Đây là một cách làm khôn ngoan, vừa phù hợp với nguồn lực tài chính, vừa hạn chế được mất mát nếu thất bại.

Dốc toàn lực làm lớn ngay từ những lần khởi nghiệp đầu tiên, khi kinh nghiệm chưa nhiều, kiến thức còn hạn chế, có thể là một bước đi sai lầm khiến chúng ta phải trả giá đắt khi đổ bể. Thay vào đó chúng ta hãy tích lũy kinh nghiệm bằng những mô hình kinh doanh nhỏ, bước từng bước chậm mà chắc chắn.

Vậy nên vốn khởi nghiệp chưa khi nào là yếu tố tiên quyết khi triển khai job kinh doanh, do đó đừng lo lắng khi ít vốn hoặc có ý định đầu tư vốn lớn để gặt hái thành công hoặc có được lợi nhuận khủng bạn nhé.

>> Xem thêm: Sai lầm về tư duy khởi nghiệp phải tránh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *