VÌ SAO NHIỀU NGƯỜI CHỌN KINH DOANH NHÀ HÀNG KHI KHỞI NGHIỆP?

Bước ra khỏi nhà là thấy hàng ăn, quán cafe nhan nhản, đó là hiện thực mà ai cũng thấy ngày nay. Nhiều người chọn kinh doanh nhà hàng ăn uống vì ngành hàng này có nhu cầu lớn, lại là nhu cầu thiết yếu, sản phẩm sử dụng nhiều lần. Những ưu điểm vượt trội của ngành hàng F&B rõ ràng là không thể phủ nhận.

kinh doanh nhà hàng

Vì thế lựa chọn mở cửa hàng ăn uống là một “lựa chọn phổ thông” của các nhà khởi nghiệp. Tiềm năng to lớn và sức hấp dẫn của job kinh doanh nhà hàng đã khiến rất nhiều người lao vào nhưng có không nhiều người có được thành công. Vậy vì sao đây vẫn là ngành hàng được các nhà khởi nghiệp ưa thích?

Nhu cầu lớn nên không lo thiếu khách hàng

Ăn và mặc luôn là 2 nhu cầu thiết yếu nhất của con người, vì thế F&B (Food and Beverage) là ngành hàng có dung lượng thị trường rất lớn, là một miếng bánh hấp dẫn với mọi nhà kinh doanh đặc biệt là những người khởi nghiệp. Kinh doanh khó nhất là tìm kiếm khách hàng, nhưng với kinh doanh nhà hàng thì điều này có vẻ tương đối đơn giản, mở cửa hàng ra chắc chắn có khách.

Đặc biệt, nếu chọn được vị trí đắc địa, sầm uất, lưu lượng người qua lại lớn thì  trưng biển lên là có người vào, chưa cần triển khai các kênh marketing khác. Khách vào vì sự tò mò, vì muốn trải nghiệm cái mới lạ hoặc vì chương trình khuyến mãi hấp dẫn của nhà hàng khi khai trương. Những lý do trên có thể giúp lượng khách đến cửa hàng rất lớn, đôi khi còn nhiều hơn cả năng lực phục vụ mà chủ quán đã chuẩn bị trước, dẫn đến hiện tượng quá tải.

nhu cầu cao trong kinh doanh nhà hàng

Chủ quán nhìn vào hiện tượng này dễ gặp phải “ảo giác” là sẽ nhanh chóng “hốt bạc” vì kiếm khách thật dễ. Nhưng họ đã quên, miếng bánh càng to, càng hấp dẫn thì càng nhiều người tham gia thị trường và đương nhiên sự cạnh tranh là cực kỳ khốc liệt. Mặt khác, hành vi luôn muốn cảm nhận, trải nghiệm những thứ mới lạ ở ngành hàng F&B là thường xuyên và đó là một nhu cầu rất cao của người tiêu dùng.

Do đó, cần nhận định job kinh doanh nhà hàng là một job khó, không muốn nói là rất khó so với các ngành ngành hàng khác. Chính vì thế, tại vị trí các cửa hàng ăn uống, diễn ra hiện tượng thường xuyên đổi chủ, người này dẹp tiệm người kia lại nhảy vào, thay nhau trả tiền thuê mặt bằng. Đây là một biểu hiện dễ thấy nhất về sự cạnh tranh rất khốc liệt trong ngành này.

Không cần chuyên môn sâu nên dễ triển khai

Với nhiều ngành hàng khác, cần có chuyên môn nhất định mới có thể cho ra được sản phẩm, dịch vụ tốt, sau đó là có thể kiểm soát được công việc khi mở rộng kinh doanh. Kinh doanh nhà hàng thì có vẻ việc này bớt phức tạp hơn, đặc biệt là mở quán đồ uống. Pha chế bây giờ đã có máy, được lập trình, con người chỉ cho nguyên liệu và bấm nút là xong.

Yêu cầu của phần đông người tiêu dùng đối với sản phẩm ngành hàng này cũng ở mức độ trung bình, không cần đặc sắc. Có một thống kê cho thấy, việc món ăn, đồ uống ngon chỉ chiếm 17% trong số các tiêu chí mà người tiêu dùng có chọn nhà hàng đó hay không. Quyết định sẽ còn phụ thuộc vào địa điểm, không gian, thái độ phục vụ,…và nhiều thứ khác.

bài học thu được từ làm thuê hay làm chủ

Nói như vậy để thấy rằng, quả thực kinh doanh nhà hàng không cần chuyên môn sâu nên ai cũng có thể bắt đầu với nó. Từ công chức nhà nước, nhân viên văn phòng, kĩ sư…hoặc bất cứ đối tượng nào đều có thể làm mà không e ngại về chuyên môn.

Nhưng yếu tốt quyết định của mọi job kinh doanh là chiến lược và khả năng quản trị, chứ nó không phải chuyên môn. Nên nếu chọn kinh doanh nhà hàng khi khởi nghiệp vì nó dễ làm, thì đây có thể là một “sai lầm chết người”. Khi cái dễ dàng ấy ai cũng nhìn thấy thì rất nhiều người sẽ cùng tham gia thị trường và cạnh tranh gay gắt là điều tất yếu xảy ra. Do đó, nếu không tìm được thị trường ngách và quản trị tốt cho job kinh doanh nhà hàng thì bạn sẽ rất khó thành công ở thời điểm này

Kinh doanh nhà hàng nhàn nhã hơn các ngành kinh doanh khác

Các ông bà chủ nhà hàng ăn mặc lịch sự thỉnh thoảng qua lại nhắc nhở nhân viên hoặc chào hỏi khách hàng là hình ảnh thường thấy của các chủ kinh doanh nhà hàng. Nó làm nhiều người lầm tưởng kinh doanh ngành này nhàn nhã, không vất vả bằng các ngành khác.

Thực tế, những người chủ nhà hàng thường xuyên phải thức khuya dậy sớm quản lý, lựa chọn nguyên liệu đầu vào, đảm bảo bộ máy hoạt động trơn tru. Thực tế, kinh doanh thì không ngành nghề nào nhàn, nhưng kinh doanh nhà hàng là công việc khá vất vả, cần một thể lực dẻo dai theo đúng nghĩa đen, chứ không như nhiều người đang nghĩ.

mọi người nghĩ kinh doanh nhà hàng nhàn nhã

Có người bạn của Hải trước đây có kinh doanh nhà hàng, nhưng nhanh chóng thua lỗ, dẹp tiệm. Mình có hỏi bạn kinh doanh như nào, bạn bảo rằng: tôi thuê hết, từ quản lý bếp, nấu ăn đến nhân viên phục vụ, mình chỉ huýt sáo không cần thức khuya dậy sớm. Hải không hỏi thêm nữa vì đã rõ lý do vì sao bạn dẹp tiệm nhanh thế. Khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng mà không chăm chỉ, chịu khó mà chỉ muốn sớm hưởng thụ thì gần như nắm chắc thất bại.

Cơ hội phát triển mạnh mẽ vì có thể mở chuỗi

Khi kinh doanh nhà hàng, nếu một cửa hàng phát triển tốt thì có thể dễ dàng nhân bản, mở rộng ở nhiều địa điểm khác. Khả năng đóng gói quy trình, sao chép sản phẩm nhanh chóng chính là một ưu điểm lớn của ngành hàng này so với các ngành hàng khác. Vì thế, khi thấy cơ hội lớn, các chủ cửa hàng có thể mở rộng kinh doanh, phát triển mô hình chuỗi trong một thời gian ngắn.

Trên thực tế, những thương hiệu  ngành F&B đã có chỗ đứng trên thị trường, đều đã triển khai mô hình chuỗi và có những thành công vang dội. Nhưng phần nhiều những job kinh doanh nhà hàng đều chết yểu khi mới còn ở quy mô nhỏ 1,2 cửa hàng. Cũng có trường hợp thất bại do ồ ạt mở chuỗi, nóng vội mở rộng kinh khi chưa đánh giá đúng được nhu cầu và dung lượng thị trường.

mô hình nhượng quyền là gì

Điển hình là câu chuyện của Soya Garden, một thương hiệu kinh doanh đồ uống với sản phẩm mũi nhọn là sữa đậu nành. Tăng trưởng nóng, dùng tiền của các nhà đầu tư để ồ ạt mở cửa hàng mới trong khi sản phẩm mũi nhọn chưa thuyết phục được người tiêu dùng, đây chính là nhát dao chí mạng khiến Soya Garden nhanh chóng “bay màu” khỏi thị trường chỉ trong vài năm.

Cơ hội phát triển, tiềm năng to lớn của kinh doanh nhà hàng là có thật, nhưng với một “đại dương đỏ” như ngành F&B thì cần một chiến lược đúng đắn, cần tạo được sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ thì mới có cơ hội thành công.

Mua nhượng quyền thương hiệu là một lựa chọn không tồi

Tự xây dựng thương hiệu của riêng mình sẽ khó khăn và có một phương án đơn giản hơn để chúng ta vẫn có thể kinh doanh mà hạn chế được rủi ro đó là mua nhượng quyền thương hiệu. Sử dụng những thương hiệu đã có tiếng tăm trên thị trường sẽ đảm bảo lượng khách hàng ổn định, ngoài ra nó còn giải quyết được vấn đề thiếu kinh nghiệm của bạn trong ngành F&B. Đây là một giải pháp không tồi khi bắt đầu khởi nghiệp mà muốn kinh doanh nhà hàng.

mua nhượng quyền là lựa chọn không tồi khi kinh doanh nhà hàng

Có thể dễ dàng nhận nhượng quyền từ các thương hiệu tên tuổi trong ngành, là một lợi thế của kinh doanh nhà hàng so với các ngành khác. Đóng gói quy trình vận hành, nhân bản chúng và bán cho các đối tác là cách làm mà hầu hết các thương hiệu lớn đang áp dụng. Bạn chỉ cần có đủ tiền để trả phí nhượng quyền và đầu tư ban đầu, bạn có thể bắt đầu kinh doanh mà không lo trở ngại về kinh nghiệm vận hành, marketing,…vân vân mây mây.

Nhưng cũng phải nói rằng, tùy vào mục đích kinh doanh mà bạn sẽ chọn mô hình nào, còn mua nhượng quyền mới chỉ là 50% bản chất của kinh doanh. Về cơ bản, bạn chỉ đang mượn thương hiệu của người khác để kiếm tiền, ngoài ra bạn không có gì cả, đó là một vấn đề bạn cần suy xét khi chọn mô hình này cho kinh doanh nhà hàng. 

>>> Mô hình nhượng quyền có phải giải pháp tối ưu?

Vậy có nên chọn kinh doanh nhà hàng khi khởi nghiệp?

Hải thấy rằng, kinh doanh muốn thành công ở bất kỳ lĩnh vực nào không chỉ kinh doanh nhà hàng, đều cần có một kế hoạch chi tiết, một sự chuẩn bị kỹ lưỡng, một sự bền bỉ kiên trì và cần một khả năng quản trị tốt. Nói thì vậy thôi, nhưng làm được trên thực tế thì muôn vàn khó khăn vì thế tỷ lệ khởi nghiệp kinh doanh thất bại mới cao như vậy.

đại dương đỏ khi kinh doanh nhà hàng

Kinh doanh nhà hàng là ngành có tiềm năng, nhưng nó cũng là thị trường đã “rực đỏ” tại Việt Nam. Mức độ cạnh tranh của ngành này rất khốc liệt và tốc độ đào thải nhanh, vậy nên chăng chúng ta hãy chọn một ngành khác “dễ thở” hơn, nhất là khi kinh nghiệm còn chưa nhiều khi khởi nghiệp. Còn nếu bạn vẫn quyết tâm làm F&B thì cần tìm ra “ngách” cho riêng mình và một tinh thần thép để chuẩn bị đương đầu với các khó khăn hay cả khi đối mặt với thất bại

>>> Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho người bắt đầu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *