SỬ DỤNG NHÂN SỰ HAY TRỌNG DỤNG NHÂN SỰ?

Mọi doanh nghiệp đều coi nhân sự là tài sản quý giá của mình vì thế cần được giữ gìn và sử dụng một cách phù hợp. Tuy nhiên, bài toán sử dụng nhân sự luôn là bài toán hóc búa cho những quản lý, đặc biệt là người chủ doanh nghiệp. Sử dụng nhân sự như thế nào, làm sao để họ được làm đúng sở trường, qua đó phát huy tối đa năng lực, mang lại giá trị nhiều nhất cho tổ chức, đó là những vấn đề mọi doanh nghiệp luôn trăn trở.

sử dụng nhân sự

Nếu đi sâu hơn thì chủ doanh nghiệp hay những nhà quản lý thường sử dụng 2 cách làm đó là: sử dụng nhân sự và trọng dụng nhân sự. Người quản lý sẽ tùy thuộc vào năng lực, thái độ của từng nhân sự để chọn cách ứng xử phù hợp. Ngược lại, nhân sự cũng cũng tùy thuộc vào mức đãi ngộ và thái độ ứng xử của sếp để đưa ra mức độ cống hiến của mình cho công việc.

Sử dụng nhân sự mới chỉ khiến họ làm việc

Phần lớn, điều đầu tiên khiến nhân sự đến với doanh nghiệp đều xuất phát từ đãi ngộ phù hợp với công sức mình bỏ ra. Vì thế, doanh nghiệp thường tìm kiếm nhân sự phù hợp với điều kiện của mình, chứ không tìm nhân sự xuất sắc trong lĩnh vực đang cần tuyển dụng. Tìm kiếm nhân sự lúc này tương tự như một cuộc mua bán mà người mua chỉ có một khoản tiền cố định và đi tìm món hàng phù hợp với số tiền mình có trong tay.

Khi đã tìm được nhân sự phù hợp, các chủ doanh nghiệp thường sử dụng nhân sự bằng tư duy tối đa hóa năng suất người lao động, chính là tối đa hóa lợi ích trên chi phí lương mình đã bỏ ra cho nhân sự đó. Ngược lại phía nhân sự, họ lại luôn tìm cách giảm tối đa khối lượng lẫn áp lực công việc. Sự giằng co này tạo sự cân bằng trong mối quan hệ hợp tác doanh nghiệp – nhân sự và nhân sự sẽ rời công ty chỉ khi mối quan hệ này bị phá vỡ.

sử dụng nhân sự chỉ khiến nhân sự làm việc

Chính việc sử dụng nhân sự chỉ dựa trên duy nhất trao đổi mua bán, sẽ khiến nhân viên cũng chỉ làm việc dựa trên lợi ích họ thu được, khi tìm được lợi ích lớn hơn ở nơi khác họ sẽ nhanh chóng ra đi. Nhân sự không tìm được lý do gì khi ở lại doanh nghiệp, nơi chỉ giúp họ có thu nhập để lo cho cuộc sống, trong khi có một nơi khác đang mời gọi với mức đãi ngộ cao hơn.

Tuyển dụng, đãi ngộ phù hợp ở điều kiện tài chính của doanh nghiệp, giao việc, hoàn thành công việc và nghỉ việc. Đó là chu kỳ nhân sự và chu kỳ này ngày càng ngắn lại ở các doanh nghiệp, không chỉ doanh nghiệp nhỏ mà còn ở cả doanh nghiệp lớn. Điểm mấu chốt dẫn đến thực tế này là vì chủ doanh nghiệp chỉ sử dụng nhân sự như một món hàng không hơn không kém, chứ chưa thực sự trọng dụng nhân sự. Mặt khác, nhân sự cũng nhìn rõ điều này nên cũng cống hiến ở mức độ vừa phải, mục đích để đảm bảo hài hòa lợi ích đôi bên, giữ cân bằng cho mối hợp tác cho đến khi họ tìm được nơi trả giá cao hơn.

Trọng dụng nhân sự sẽ khiến họ cống hiến và gắn bó lâu dài

Ngoài thu nhập tốt, nhân sự còn rất quan tâm đến môi trường làm việc tại doanh nghiệp. Môi trường làm việc bao gồm quan hệ đồng nghiệp, áp lực công việc, chế độ phúc lợi khác và quan trọng nhất là cách chủ doanh nghiệp ứng xử với nhân viên của mình. Cách ứng xử của ông chủ sẽ quyết định lớn đến mức độ cống hiến của nhân sự.

Khi ông chủ không chỉ sử dụng nhân sự mà tạo cơ hội để họ phát triển hết năng lực, tin tưởng trao quyền cho họ để họ có sự chủ động nhất khi triển khai công việc, đó chính là trọng dụng nhân sự. Trọng dụng thực chất là sự tôn trọng năng lực, nhân phẩm của nhân viên và biết sử dụng họ đúng vị trí, thời điểm. Ngược lại từ phía nhân sự, khi chủ doanh nghiệp đạt được hai điều này, thì nhân sự cũng sẵn sàng cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.

trọng dụng khác sử dụng nhâ sự

Khi được trọng dụng, mối quan hệ giữa nhân sự – ông chủ không còn chỉ là mối quan hệ mua bán, lợi ích đơn thuần, mà lúc này nó còn được ràng buộc bởi yếu tố cảm xúc, bởi sự tôn trọng, lòng biết ơn đến từ 2 phía. Một nơi mà nhân sự nhận được sự tôn trọng, được tạo môi trường thuận lợi để được thể hiện và phát huy hết năng lực, thì chắc chắn nhân sự đó sẽ cống hiến hết mình, đem hết khả năng đóng góp cho sự phát triển chung của tổ chức.

Quan trọng hơn, kể cả khi mức đãi ngộ bị giảm sút do những vấn đề kinh doanh thì có thể nhân sự vẫn sẵn sàng ở lại để cùng vượt qua khó khăn với doanh nghiệp mà không rời đi. Vì lúc này, “cái tình” và “ơn nghĩa” đã chi phối chính trong mối quan hệ hợp tác, nhân sự sẵn sàng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp cho dù những bên khác có thu nhập tốt hơn. Do đó, trọng dụng cũng chính là biện pháp mấu chốt để doanh nghiệp, tổ chức giữ chân được người tài, người phù hợp.

Sử dụng hay trọng dụng cần đến từ hai phía

Sử dụng nhân sự là cách tiếp cận thông thường và cơ bản của các chủ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn hoặc với những ông chủ có quan điểm kiểm soát trong công việc. Doanh nghiệp với lực lượng nhân sự lớn nên cũng không quá phụ thuộc vào một, hai nhân sự cụ thể, quan điểm của họ là mọi nhân sự đều có thể thay thế.

Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp vẫn đang có tư duy “ban ơn” khi tuyển dụng, họ có suy nghĩ nhân sự đang được họ trả lương nên mặc nhiên được quyền áp đặt mọi thứ. Suy nghĩ này là rất sai lầm, nhất là ở thời đại ngày nay khi thị trường lao động mở, nhân sự có nhiều lựa chọn cho nơi mình dừng chân. Cần hiểu rõ mối quan hệ giữa nhân sự – doanh nghiệp là mối quan hệ hợp tác, đôi bên cùng có lợi và không bên nào nợ nần bên nào cả.

sử dụng nhân sự hay trọng dụng nhân sự cần đến từ 2 phía
O

Chiều ngược lại, mọi nhân sự đều muốn mình được sếp trọng dụng, được phát huy hết khả năng, sở trường. Tuy nhiên, khi làm việc lại không quyết liệt, chậm trễ, chất lượng hoàn thành ở mức trung bình thì rất khó để người quản lý có thể tin tưởng và chủ doanh nghiệp trọng dụng. Nhiều nhân viên  luôn than phiền ông chủ chỉ sử dụng nhân sự, không coi trọng mình, cái gì cũng kiểm soát chặt chẽ, nhưng chính họ đã không dám đối diện để đánh giá chính mình.

Ai cũng có lý lẽ của riêng mình, doanh nghiệp muốn nhân sự thể hiện trước năng lực thì mới trọng dụng những người phù hợp, còn nhân sự lại muốn doanh nghiệp trọng dụng mình thì sẽ toàn tâm toàn ý cống hiến. Theo Hải, nhân sự nên thể hiện năng lực trước, để sếp tin tưởng và giao phó trọng trách dần dần. Khi nhìn thấy mọi việc đều được nhân sự xử lý gọn gàng, có trách nhiệm thì ông chủ sẽ tự khắc trọng dụng mình, vì đó là cách duy nhất để nhân sự gắn bó lâu dài với công ty.

>> Xem thêm: Những tính cách không phù hợp với việc làm ông chủ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *